Menu
- 1 Vách kính mặt dựng hay vách kính mặt tiền là gì ?
Vách kính mặt dựng hay vách kính mặt tiền là gì ?
Vách kính mặt dựng hay vách kính mặt tiền còn gọi là tường kính được lắp đặt bao quanh toà nhà cao cấp, trung tâm thương mại, khách sạn hay các nhà mặt phố…Hiện nay vách kính mặt dựng/ vách kính mặt dựng tiền được sử dụng phổ biến bởi nó có khả năng tạo nên những vách lớn, an toàn, cách âm cách nhiệt và tính thẩm mỹ cao với giá thành hợp lí.
Đặc điểm chung mà chúng ta thấy được ở vách kính mặt dựng/ vách kính mặt dựng tiền là nó cho phép tối đa ánh sáng xuyên vào phòng, tạo nên không gian thoáng đãng hơn so với xây những bức tường hoặc trổ vài ô cửa sổ.
Mặc dù ánh sáng xuyên vào nhiều nhưng với những tấm kính hộp cản nhiệt chỉ cho phép ánh sáng trắng đi qua, nhiệt độ và tia UV bị giữ lại trên bề mặt bên ngoài nên vách kính mặt dựng có khả năng cách âm, cách nhiệt rất tốt.
Bên cạnh đó với khối thống nhất trên cả mặt phẳng kính thì vách mặt dựng có khả năng chống thấm cực tốt, phù hợp với nhiều kiểu kiến trúc khác nhau từ các toà cao tầng, khách sạn đến các biệt thự hiện đại.
Ưu điểm của vách kính mặt dựng/vách kính mặt tiền
Thi công nhanh chóng: Sau khi lắp khung nhôm và ốp kính bạn có thể có được những bức tường kính chỉ trong thời gian ngắn, tiết kiệm nhiều chi phí xây dựng.
Vách kính mặt dựng/ vách kính mặt dựng tiền có độ bền cao, những thanh nhôm được giấu bên trong nhà, còn bề mặt ngoài bao phủ bởi kính nên nó có thể chống chọi được những điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt.
Tải trọng nhẹ, khả năng chịu lực tốt và dễ bảo trì cũng là ưu điểm vượt trội của vách kính mặt dựng so với các vật liệu khác như sơn, gạch đá bởi nó không bị mốc hay rỉ sét. Việc vệ sinh dễ dàng giúp nó luôn được mới theo thời gian.
Cấu tạo vách kính mặt dựng/ vách kính mặt tiền
Vách kính mặt dựng/vách kính mặt tiền được cấu tạo đơn giản từ nhôm, kính và các vật tư phụ đi kèm.
Khung nhôm được liên kết vào tường, tạo nên kết cấu chắc chắn.
Tuỳ theo công trình và khổ kính ta có thể lựa chọn hệ vách mặt dựng 52mm dày 2mm hoặc hệ 65mm dày 2.5mm. Ngoài ra còn những khung nhôm lớn hơn để sử dụng cho những công trình đặc thù, cao tầng như 75mm dày 3mm….
Kính dán trên bề mặt khung nhôm và liên kết bằng keo chuyên dụng. Có thể sử dụng kính dán an toàn, kính cường lực, kính phản quang, kính hộp hay kính hộp cản nhiệt Lowe hoặc Solar Control đều được. Tuy nhiên để tăng hiệu quả cách âm cách nhiệt của vách kính mặt dựng ta nên sử dụng kính hộp cản nhiệt. Những tấm kính này cũng tạo nên tính thẩm mỹ cho công trình.
Vật tư phụ đi kèm như bản mã, bulong, keo chống thấm, keo kết cấu được sử dụng được tính toán cẩn thận, đảm bảo tuổi thọ cho vách kính nên quá trình thi công phải được kiểm tra rất cẩn thận.
Keo là vật liệu liên kết giữa kính với nhôm nên nó đặc biệt quan trọng. Nó còn đảm bảo tính an toàn bởi những tấm kính hoàn toàn được giữ bởi keo. Trên thị trường có rất nhiều loại keo có thể sử dụng như Dowcorning, KCC, Baiyun… nhưng keo Dowcorning vẫn được lựa chọn nhiều nhất.
Quy trình thi công
Bước 1: Khảo sát mặt bằng, đánh dấu toạ độ các điểm trên mặt bằng để lắp ghép được chính xác.
Bước 2: Lắp khung nhôm vào tường, những khung này được liên kết vào các vị trí dầm bê tông bằng bản mã mạ kẽm chống gỉ, kết hợp Bulong Inox 304.
Bước 3: Lắp kính vào khung nhôm.
Đối với hệ Stick: kính dán trên bề mặt khung nhôm bằng keo. Phương án này thi công đơn giản nhất, nhưng cần điều kiện thời tiết tốt để keo có thời gian liên kết kính với khung. Loại này có thể lắp được cho mọi thiết kế.
Đối với hệ Semi Unitized: kính được ráp vào khung phụ và đi keo tại nhà máy sau đó được chuyển đến công trình và treo vào khung chính. Hệ này thi công nhanh hơn hệ Stick nhưng đòi hỏi kĩ thuật cao bởi lắp khung phụ vào khung chính cần độ chính xác rất cao.
Đối với hệ Unitized: kính và khung nhôm được gia công tại nhà máy sau đó được chuyển đến công trình và treo vào các bản mã đã được neo cố định vào dầm bê tông. Hệ này thi công nhanh gọn và an toàn nhất bởi nó chịu được các rung chấn của địa hình hay của các toà cao tầng.
Bước 4: Đi keo ngoài. Sau khi kính được treo và gá đầy đủ lên khung nhôm ta bơm keo chuyên dụng để làm kín các khe hở, công tác này đỏi hỏi tỷ mỉ và cẩn thận bởi ngoài việc chống thấm nó còn liên quan đến thẩm mỹ của công trình nên cần đội ngũ thi công chuyên nghiệp.
Bước 5: Vệ sinh và bàn giao.
Các hệ vách kính mặt dựng/vách kính mặt tiền và ứng dụng
Có nhiều hệ vách kính mặt dựng như Stick, Semi Unitized, Unitized hay vách kính Spider. Sau đây cùng LÜMAL tìm hiểu thêm nhé.
Hệ vách kính mặt dựng Stick
Hệ vách kính mặt dựng Stick khá phổ biến vì nguyên liệu có sẵn, dễ mua và lắp đặt. Cấu tạo của nó cũng đơn giản với khung nhôm, kính và vật tư phụ, trong đó keo liên kết rất quan trọng đối với hệ này.
* Đặc điểm
– Có khả năng tạo hình bề mặt linh hoạt như lượn sóng, gấp khúc, uốn cong,…
– Thích hợp lắp ráp cho những công trình có độ phức tạp cao như bề mặt góc cạnh, không có sự đồng nhất,
– Linh động trong quá trình thi công
– Không xảy ra tình trạng cong vênh, co ngót, chống thấm hiệu quả.
– Cách âm, cách nhiệt, đáp ứng cao về mặt kỹ thuật.
* Ứng dụng
Hệ vách kính mặt dựng Stick được dùng nhiều để làm vách kính mặt dựng cho văn phòng, tòa nhà cao ốc, trung tâm thương mại, trung tâm hành chính,…
Hệ vách kính mặt dựng Semi Unitized
Với hệ Semi Unitized kính được ráp vào khung phụ và đi keo tại nhà máy sau đó được chuyển đến công trình và treo vào khung chính. Hệ này thi công nhanh hơn hệ Stick nhưng đòi hỏi kĩ thuật cao bởi lắp khung phụ vào khung chính cần độ chính xác rất cao.
*Đặc điểm
Hệ này thi công nhanh, an toàn và chất lượng bởi 1 phần cấu kiện được sản xuất tại nhà máy với các máy móc chuyên dụng để bơm keo liên kết kính với khung phụ.
*Ứng dụng
Sử dụng cho các toà nhà cao tầng, trung tâm hành chính, chung cư cao cấp.
Hệ vách kính mặt dựng Unitized
Hệ vách kính mặt dựng Unitized với cấu tạo gồm khung nhôm Unitized, kính hộp Unitized và phụ kiện keo silicon, phát dẫn và phát liên kết. Nó được xem là phát minh lớn trong ngành mặt dựng vì khắc phục được các nhược điểm của vệ vách kính mặt dựng thông thường.
* Đặc điểm:
– Chịu được áp lực gió lớn ở độ cao từ 80 đến 800m.
– Thi công nhanh chóng, dễ dàng, rút ngắn tiến độ công trình. Người công nhân có thể lắp đặt được ngay cả trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.
– Kiểm soát được chặt chẽ chất lượng sản phẩm ngay cả tại nhà máy sản xuất.
– Đảm bảo tính ổn định cao, khả năng chống bám cực tốt.
– Phản quang và phản nhiệt hiệu quả.
– Giúp giảm tiếng ồn lên đến 90%.
– Tính thẩm mỹ cao.
*Ứng dụng:
Hệ vách kính mặt dựng Unitized có thể sử dụng trong các tòa nhà yêu cầu đặc biệt về chống ồn, cách âm, cách nhiệt tuyệt đối. Ngoài ra, nó còn được dùng để làm vách kính cao cấp cho các tòa nhà có độ cao trên 20 tầng, những công trình có bề mặt trên 1000m2 và thiết kế với độ thông tầng trên 6m.
Hệ vách mặt dựng Spider
Hệ vách kính mặt dựng Spider với cấu tạo có phần khác biệt khi không có khung nhôm mà chỉ có phần kính cao cấp như kính dán an toàn, kính bán cường lực, kính cường lực,… và phụ kiện như keo kết cấu, keo phủ chống thấm, bulong, bộ nối,…
* Đặc điểm
– Không có bao khung nên nó mang lại tầm nhìn rộng, bao quát cho công trình khá tốt.
– Thu hút được ánh sáng tự nhiên nhiều hơn.
– Kết cấu nhẹ, linh hoạt ứng dụng cho nhiều bề mặt khác nhau.
– Đáp ứng được sự sáng tạo trong thiết kế kiến trúc.
* Ứng dụng
Các showroom trưng bày sản phẩm, trung tâm thương mại,…
Bạn có thể tìm đơn vị cung cấp và lắp đặt Vách mặt dựng tại LÜMAL
Mời bạn tham khảo các hệ mặt dựng của LÜMAL sau đây:
LÜMAL tư vấn và đưa ra giải pháp cho chủ đầu tư những kiểu vách phù hợp nhất với thiết kế.
Với quy trình sản xuất khép kín, khách hàng hoàn toàn yên tâm sử dụng vách kính mặt dựng do LÜMAL cung cấp.
Mong rằng, thông tin về vách kính mặt dựng được LÜMAL gợi ý sẽ thực sự hữu ích cho quý khách hàng.
Hãy bình luận bên dưới bài viết, nếu quý khách hàng còn bất kì vấn đề gì cần giải đáp.
Chi tiết liên hệ:
Website: https://lumal.com.vn/
Hotline Miền Bắc: 083.386.1999
Hotline Miền Nam: 0949.879.891